Ngày này. sản phẩm thuốc đông y được mọi người tin dùng bởi nó được chiết xuất từ các phương pháp hiện đại, an toàn và có hiệu quả tốt hơn các loại thuốc tây thông thường. Và cao dược liệu là một trong các sản phẩm đông y được mọi người sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy cao dược liệu là gì? Đặc điểm tính chất của nó ra sao? Quy trình sản xuất có an toàn không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Cao dược liệu là gì? Quy trình nấu cao dược liệu 2022
Cao dược liệu là gì? Quy trình nấu cao dược liệu 2022

Cao dược liệu là gì?

Cao dược liệu là sản phẩm được điều chế bằng các phương pháp sấy khô, cô đọng hay chiết xuất các dịch chiết từ dược liệu của động, thực vật với dung môi theo tỉ lệ đã định đến thể chất quy định. Các dịch chiết từ dược liệu của động, thực vật phải được xử lý sạch sẽ, an toàn bằng các phương pháp khác nhau trước khi chiết xuất.

Nếu các thảo dược có chứa chất men, chúng ta cần làm sạch men bằng cách dùng hơi nước hoặc cồn với tiêu chuẩn phù hợp, sau đó mới đưa vào chiết xuất thành cao. 

Đặc điểm, tính chất của cao dược liệu

Cao thuốc, cao dược liệu là sản phẩm thuốc đông y được tổng hợp từ các thành phần lành tính trong tự nhiên, phù hợp với người Việt Nam. Sau đây là các đặc điểm phổ biến để nhận biết cao dược liệu 

  • Cao thuốc hay cao dược liệu thường có màu tối hơn so với loại cao khác
  • Thành phần của cao khá phức tạp, gồm nhiều nhóm chất vô cơ, hữu cơ, thứ cấp và nhiều loại dược liệu khác…khiến việc bảo quản và tuổi thọ cao bị hạn chế
  • Quy trình sản xuất, điều chế cao thuốc không đòi hỏi máy móc hiện đại hay thiết bị đắt tiền.
  • Cao là tổng hợp của các thành phần, làm giảm khối lượng dược liệu và là nguyên liệu đầu vào cho việc bào chế các dạng thuốc hiện đại như viên nén bao phim, bao đường…

Ngày nay, một số viên uống thuốc tây không giúp trị bệnh hiệu quả mà còn để lại tác dụng phụ, vì thế các loại cao thuốc, cao dược liệu ngày càng phổ biến và được mọi người tin dùng bởi sự hiệu quả nhanh chóng và các ưu điểm nổi bật sau:

  • Vì các thành phần trong cao thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất lành tính và an toàn, khi sử dụng không để lại tác dụng phụ
  • Hầu hết, các thảo dược đã được sử dụng và trải nghiệm lâu đời để đúc kết những bài thuốc hiệu quả dành cho con cháu đời sau và được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Vì vậy, những loại thuốc không an toàn sẽ bị loại bỏ nên sẽ không gây ra các hậu quả nguy hại đến sức khỏe người dùng
  • Nếu được sử dụng thường xuyên và đúng cách, cao dược liệu không chỉ giúp chữa bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn mà còn góp phần chữa các bệnh cấp tính, nan y.
Đặc điểm của cao dược liệu
Đặc điểm của cao dược liệu

Phân loại cao thuốc

Căn cứ vào tỉ lệ và thể chất của dược liệu sau khi cô đặc, người ta chia cao thuốc thành 4 loại phổ biến:

Cao lỏng: 

Thể chất dạng lỏng, sánh như siro, có mùi vị đặc trưng của dược liệu. Loại cao này có tỉ lệ giữa thành phần dược liệu và thể tích cao từ 1:1 đến 5:1, hiểu đơn giản cứ 1 dược liệu, ta sẽ thu được 1ml cao lỏng. Cao lỏng không mất quá nhiều thời gian để cô đặc và dễ dàng hấp thu. Vì thể chất của nó là dạng lỏng nên khi hòa tan với các chất khác cũng dễ dàng hơn so với cao đặc. Ngoài ra, cao lỏng cũng ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài hơn các loại cao khác

Cao đặc:

Cao đặc được điều chế bằng phương pháp cô đặc hỗn hợp dược liệu và cao cho đến khi tạo thành hỗn hợp khô dẻo, đặc quánh và sờ không bị dính tay. Độ ẩm của cao trung bình 10-15%, khá cao nhưng không lỏng như nước. Vì đặc tính khó tan trong nước nên cao chỉ được dùng để bôi lên da hoặc bào chế thuốc chứ không được uống trực tiếp

Cao mềm: 

Điều chế bằng cách cô đặc hỗn hợp cho đến khi có dạng sánh như mật đặc, sền sệt. Hàm lượng nước hay còn gọi là độ ẩm trong cao có giá trị từ 20-25%

Cao khô:

Cao có dạng khối xốp hoặc bột khô đồng nhất, hàm lượng nước trong cao không quá 5% và dễ dàng tán thành bột. Cao khô là loại cao được sử dụng phổ biến hiện nay bởi sự bảo toàn tốt, bền và hiệu quả trong việc bào chế các loại thuốc khác.

Quy trình sản xuất cao dược liệu

Quy trình nấu cao khá phức tạp, để cho ra được sản phẩm cao chất lượng, người điều chế phải cân đo đong đếm với tỉ lệ chuẩn và thực hiện đủ các bước theo yêu cầu. Và để thực hiện nấu cao, bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau đây:

  • Dược liệu: dược liệu nấu cao đã được làm sạch và đúng chuẩn vệ sinh an toàn của bộ y tế.
  • Nồi nấu cao dược liệu: Nồi inox dùng để nấu cao phải làm từ chất liệu inox không gỉ, hạn chế các phản ứng hóa học trong quá trình nấu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
  • Đồ dùng khuấy cao: Cao phải được khuấy liên tục trong quá trình nấu để không bị khét dưới đáy nồi. Vậy nên, vật dụng khuấy cao là một vật dụng rất quan trọng và cần thiết
  • Phễu chiết xuất: Đối với cao lỏng thì phễu rất cần thiết để dẫn cao vào trong chai đóng bảo quản.
Dược liệu nấu cao
Dược liệu nấu cao

Quy trình nấu cao dược liệu đảm bảo đủ 3 giai đoạn theo yêu cầu để cho ra sản phẩm cao chất lượng

Giai đoạn 1: Nấu dược liệu lấy nước

Giai đoạn 2: Cô đặc nước dược liệu

Giai đoạn 3: Thêm phụ gia như đường, rượu, mật và bảo quản

Bước 1: Nấu dược liệu lấy nước

Cho dược liệu đã được làm sạch vào nồi và đổ nước vào. Lượng nước bạn đổ vào gấp 4-6 lần khối lượng dược liệu. Chẳng hạn nếu bạn cho 1kg dược liệu thì phải đổ 4-6 lít nước để có tỉ lệ chuẩn và phù hợp. Nếu đổ nước quá nhiều so với khối lượng dược liệu thì thời gian cô đặc sẽ kéo dài, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của cao thuốc sau này. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nồi inox để nấu, tránh dùng các loại nồi sắt hay gang để tiết kiệm thời gian và hạn chế các phản ứng hóa học.

Nồi nấu cao thuốc
Nồi nấu cao thuốc

Tùy từng loại dược liệu mà sẽ có thời gian nấu nước khác nhau. Chẳng hạn:

  • Dược liệu có thân rễ cứng: Nấu 2 lần nước với thời gian từ 6 đến 8 tiếng để lấy được toàn bộ dưỡng chất
  • Dược liệu là lá cành nhỏ: Nấu 2 lần nước, mỗi lần nấu từ  4 đến 6 tiếng
  • Dược liệu là xương động vật: Nấu 3 lần nước và mỗi lần nấu 12 – 36 giờ

Sau mỗi lần nấu, bạn sẽ tiến hành chắt lấy nước thuốc và dịch sẽ được lọc từ các phương pháp khác nhau. Cuối cùng thu được dịch chất sạch sẽ và không bị lẫn cặn bẩn

Bước 2: Cô đặc nước dược liệu

Sau khi dịch chiết đã được chắt lọc để loại bỏ các cặn bẩn, bạn tiến hành đổ dịch chiết vào nồi inox với dung tích phù hợp, bật bếp và cô đặc dược liệu. Cao dược liệu được nấu với lửa nhỏ và trong thời ngắn để không bị khét hay dễ bị đóng cặn dưới đáy nồi.

Trong quá trình nấu, bạn nên khuấy cao liên tục để không bị cháy, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian nấu cao. Sử dụng phương pháp cách thủy hoặc nấu với nồi có nhiệt độ không quá 60 độ C để loại bỏ hết nước trong dịch chiết. 

Để thu được cao ở dạng lỏng, bạn canh thời gian đến khi cao đặc lại theo tỉ lệ 1:1 hay các loại tỉ lệ khác tùy theo nhu cầu của bạn. Sau đó, để cao ở nơi mát ít nhất 1 ngày rồi bắt đầu lọc.

Để thu được cao đặc hay cao khô, bạn cô đặc dung dịch cho đến tỉ lệ thể chất nhất định, sử dụng các thiết bị cô đặc hoặc sấy cao với điều kiện áp suất thấp để thu được sản phẩm cao chất lượng.

Bước 3: Hoàn tất quy trình điều chế cao

Sau khi thêm các loại phụ gia như: đường, rượu, mật. và hoàn thiện thành phẩm. Bạn bắt đầu đưa cao đi bảo quản. Nếu không được bảo quản đúng cách, cao sẽ bị mốc sau 2-3 ngày, đặc biệt là với cao lỏng. 

Để bảo quản cao lỏng, sau khi hoàn thành quy trình điều chế cao, bạn dùng phễu để chiết cao vào trong chai hoặc hũ và đổ thêm 20-30 ml cồn 95 trên bề mặt. Sau đó, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng. Ngoài ra, bạn có thể pha thêm đường theo tỉ lệ nhất định để bảo quản được tốt hơn. Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn, cao của bạn sẽ có thể bảo quản được 3-5 tháng.

Mật ong làm phụ gia cho cao dược liệu
Mật ong làm phụ gia cho cao dược liệu

Yêu cầu chất lượng của cao dược liệu

Dưới đây là một số yêu cầu chất lượng của cao dược liệu sau quá trình điều chế

  • Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã được sử dụng để điều chế cao
  • Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất, màu sắc: cao dược liệu phải có màu sắc đồng nhất với màu đã được mô tả trong dược điển, có mùi vị đặc trưng của dược liệu thiên nhiên đã làm cao. 

Ngoài ra, cao lỏng phải đồng nhất, không có váng mốc hay cặn bã dược liệu và vật lạ sau khi nấu.

Cách bảo quản cao thuốc, cao dược liệu

Cao dược liệu phải được đóng gói trong bao bì kín hoặc chai kín và để cẩn thận trong thùng với nhiệt độ thích hợp, tránh ánh sáng trực tiếp và bảo quản ở nơi khô thoáng. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, nhãn phải ghi tên đầy đủ các thảo dược có trong cao như: tên thuốc, tên dung môi, hàm lượng cụ thể của hợp chất và tên và hàm lượng của phụ gia cho thêm vào. 

Nên mua cao dược liệu ở đâu cho uy tín

OTVHitech là địa điểm sản xuất và buôn bán cao dược liệu uy tín số 1 Việt Nam. Các sản phẩm ở Otv được sản xuất rõ ràng, dược liệu chuẩn hóa và có thành phần lành tính, an toàn phù hợp với mọi người. Ngoài ra, với trang thiết bị hiện đại, chất lượng cùng với công nghệ phun sấy hàng đầu, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn sử dụng cao dược liệu được sản xuất ở công ty chúng tôi. Với tiêu chí đặt khách hàng và chất lượng lên hàng đầu, công ty chúng tôi xin cam kết mỗi một sản phẩm cao thuốc bạn mua đều là những sản phẩm chất lượng và có độ uy tín, an toàn được kiểm duyệt gắt gao qua từng lô sản xuất.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về cao dược liệu và quy trình sản xuất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được những thông tin hữu ích và phần nào giúp bạn lựa chọn được cho mình một địa điểm sản xuất cao thuốc uy tín. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo