Bệnh tiểu đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm chính vì vậy chế độ ăn uống của những người này cũng rất được chú ý. Bệnh tiểu đường có nên ăn cơm hay không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Hiện nay, những người bị bệnh tiểu đường thường tập cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh tốt cho sức khỏe cũng như là căn bệnh này nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm của nó. Vậy chế độ ăn uống như thế nào thì phù hợp và người bị bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không? Để biết được thêm nhiều thông tin bổ ích thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Mục lục
Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn cơm hay không?
Cơm được biết là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam. Nó được xếp vào hàng các loại thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate, chỉ số đường huyết cao. Điều này có nghĩa là cơm sẽ khiến cho lượng đường trong máu có thể tăng lên một cách đột biến. Như vậy, việc người bị bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không còn phải phụ thuộc rất nhiều đến tình trạng bệnh cũng như là liều lượng sử dụng.
Để biết được người bị bệnh tiểu đường có nên ăn cơm hay không thì học cần xác định được chỉ số đường huyết trong máu của bản thân và tốc độ thức ăn chuyển hóa thành đường và được hấp thụ vào trong máu. Các bệnh nhân cần phải nắm rõ tình trạng sức khỏe và xác định được lượng cơm mình tiêu thụ mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp.
Bị tiểu đường có cần phải kiêng ăn cơm không?
Theo nhiều nghiên cứu trên thực tế thì các chuyên gia đầu ngành khẳng định người bị tiểu đường vẫn có thể ăn cơm một cách bình thường mà không phải kiêng. Tuy nhiên cần phải có được một khẩu phần ăn thích hợp để không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Chính vì vậy, những người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm được nhưng cần lưu ý một số điều dưới đây:
Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào bên trong cơ thể.
Tùy theo vào nhu cầu của cơ thể mà có thể điều chỉnh lượng thức ăn được nạp vào bên trong cơ thể. Lượng cơ được khuyến cáo sử dụng là khoảng từ 1 – 2 chén, bên cạnh đó là ăn nhiều các loại rau củ quả để giảm thiểu các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Thường sẽ kiểm tra lượng đường huyết trong máu sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Bổ sung dựa theo nhu cầu của cơ thể.
Tùy mỗi người khác nhau sẽ có những nhu cầu bổ sung năng lượng khác nhau mà họ sẽ tính toán chính xác nhu cầu bổ sung năng lượng của bản thân. Từ đó thiết kế cho bản thân một thực đơn ăn uống hợp lý và phù hợp.
Sắp xếp chế độ ăn khoa học.
Để giảm thiểu được lượng đường huyết trong máu thì phải sắp xếp được chế độ ăn khoa học. Ưu tiên sử dụng nhiều các loại trái cây, rau củ và ăn một lượng cơm vừa đủ. Điều này sẽ giúp người bệnh cải thiện được sức khỏe và sẽ để lại cảm giác no lâu cũng như không còn cảm giác thèm ăn.
Trên đây là một số những lưu ý để có thể cải thiện tốt được sức khỏe và giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Những điều trên cũng sẽ hỗ trợ điều trị được bệnh tiểu đường bên cạnh đó là hạn chế một số những biến chứng nguy hiểm của bệnh này.
Có thực phẩm nào thay thế cơm không?
Với chỉ số đường huyết trong cơm khá cao nên nhiều bệnh nhân bị tiểu đường đã quyết định kiêng hoàn toàn cơm để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, cách làm như vậy không phải là cách làm đúng bởi nếu là như vậy cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu năng lượng, bị hạ đường huyết hay thậm chí có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong.
Đối với vấn đề này thì các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra những loại thực phẩm có thể thay thế cho cơm nhưng vẫn đảm bảo được việc cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể và hạn chế các nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể thay thế cho cơm được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo sử dụng.
Gạo lứt.
Đây là một loại thực phẩm vẫn còn nguyên lớp cám ở bên ngoài và chúng chứa rất nhiều loại chất xơ hòa tan nên giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra một cách chậm hơn. Nhờ vào điều đó mà các bệnh nhân bị tiểu đường sẽ có được cảm giác no lâu và giảm đi cảm giác thèm ăn đặc biệt là thèm cơm.
Ngoài ra, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm đi quá trình hấp thụ đường vào máu nên sẽ không gây tăng đường huyết một cách đột ngột sau khi ăn. Không chỉ vậy, gạp lựt còn chứa rất nhiều các loại dưỡng chất khác như là vitamin B1, B12,… giúp ngăn việc tê phù ở chân tay và rất có lợi cho những bệnh nhân phải dùng đến metformin.
Yến mạch.
Giống với gạo lứt, yến mạch cũng chứa rất nhiều các loại chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe. Yến mạch có thể giảm được lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Yến mạch là một loại thực phẩm có thể dùng để chế biến thành nhiều các món ăn khác nhau như là cháo hoặc là trộn cùng với hoa quả và sữa chua,…
Khoai lang.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết tinh bột có ở trong khoai là loại tinh bột kháng đường, điều này có nghĩa là khoai lang không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Không chỉ vậy khoai lang còn có thể làm giảm lượng đường huyết do nó giúp tăng khả năng hoạt động của insulin. Đây là một loại thực phẩm có lượng calo thấp và giàu chất xơ, khoai lang cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng như là vitamin, protein,… giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở trong cơ thể.
Ngũ cốc.
Đây là một loại hỗn hợp gồm nhiều loại hạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường để kiểm soát chỉ số đường huyết. Các loại ngũ cốc có rất nhiều tác dụng tốt đối với người bị tiểu đường bởi chúng có khả năng giúp điều hòa đường huyết trong máu và tăng cường sức khỏe.
Ngoài những loại thực phẩm ở trên thì vẫn còn rất nhiều những loại thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Hạt chia và hạt lanh là một trong số đó, chúng là những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, chứa nhiều các loại dưỡng chất như vitamin K và nhiều các loại dưỡng chất khác. Những loại hạt này có thể sử dụng chung với các loại nước uống để bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường. Các loại hạt này rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Để đảm bảo được quá trình chữa tiểu đường được hiệu quả thì ngoài việc kiểm soát lượng cơm thì cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm khác. Những người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm sau đây để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Hạn chế tinh bột.
Các loại tinh bột có trong bánh mì, miến, các loại củ nướng và đặc biệt là gạo trắng cần được hạn chế tuyệt đối để tránh việc tăng lượng đường huyết trong máu đột ngột.
Hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng chất cholesterol nhiều.
Các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol cần được hạn chế tối đa bởi các loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của những người bị tiểu đường.
Hạn chế các loại trái cây sấy.
Bên trong các loại trái cây sấy chứa lượng đường rất cao. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bị tiểu đường bởi học cần hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.
Những điều kiêng kỵ ở trên sẽ giúp cải thiện sức khỏe của người bị tiểu đường và sẽ giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện và tiến triển tốt hơn. Chính vì vậy hãy lưu tâm những lưu ý trên để có được một sức khỏe tốt hơn.
Lời kết:
Qua đây có thể thấy việc người bị bệnh tiểu đường có nên ăn cơm hay không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác. Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo để bạn có thêm nhiều những thông tin bổ ích giúp cho việc điều trị bệnh tiểu đường được thuận lợi hơn. Vì vậy để có được cái nhiều khách quan hơn thì bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé. Hy vọng với những thông tin do đội ngũ OTV Hitech cung cấp ở đây sẽ giúp cho bạn có được một số những thông tin bổ ích và hữu dụng trong đời sống.