Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đang là một trong số những căn bệnh phổ biến và có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Vậy bệnh này là bệnh gì, có những triệu chứng như thế nào, có nguy hiểm hay không.
Hiện nay, viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng phổ biến khắp Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chủ quan về bệnh này vì cho rằng đó chỉ là một căn bệnh về đường tiêu hóa đơn giản và không có gì nguy hiểm mà không biết rằng nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, để bổ sung thêm cho bản thân những kiến thức về căn bệnh này thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Mục lục
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gì?
Để hiểu được hết tất cả các thông tin về căn bệnh này thì ta cần phải biết được đây là căn bệnh gì. Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh về đường tiêu hóa, bệnh có tình trạng la các phần niêm mạc dạ dày hay là tá tràng bị tổn thương. Sự tổn thương này được biểu hiện ở chỗ là tại dạ dày xuất hiện các vết lở loét sâu xuống bên dưới các lớp cơ niêm mạc gây đau bụng âm ỉ, ợ chua, ợ hơi gây khó chịu cho người mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường tiêu hóa chính vì thế những nguyên nhân gây nên bệnh rất đa dạng và phong phú. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nguyên nhân gây bệnh thường đến từ việc sinh hoạt và lối sống hằng ngày. Đây là căn bệnh gây tổn thương đến thành dạ dày và thành tá tràng chính vì vậy những thứ gây tổn thương đến nó đều là nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là một số những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cụ thể đã được các chuyên gia đưa ra.
Chế độ ăn uống không lành mạnh.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa mà trong đó cụ thể chính là ảnh hưởng đến dạ dày. Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ có nguy cơ rất cao bị căn bệnh này.
Thường thì chế độ ăn uống của những người này sẽ có những yếu tố như là:
- Lạm dụng các chất kích thích như là bia, rượu, cafe, thuốc lá,… và nhiều những thứ khác.
- Thường ăn các đồ ăn cay nóng hoặc là chiên xào với nhiều dầu mỡ.
- Ăn vội vàng, không đúng bữa và giờ giấc, bỏ bữa.
- Nhai không kỹ.
Đây chính là những yếu tố tác động chủ yếu và gây nên những tổn thương đến với dạ dày tạo điều kiện thuận lợi để gây nên căn bệnh này. Những yếu tố này khiến cho dịch vị dạ dày bị mất cân bằng nên gây ra viêm loét và tổn thương dạ dày.
Lối sống không khoa học.
Những yếu tố về lối sống như là ngủ không đủ giấc hay là thức khuya sẽ làm căng thẳng thần kinh nên góp phần gây nên tình trạng bệnh này.
Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh,…
Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm, kháng sinh sẽ gây ức chế các quá trình tổng hợp nên hoạt chất prostaglandin – một loại hoạt chất có tác dụng bảo vệ thành niềm mạc. Chính vì vậy khi sử dụng nhiều các loại thuốc này sẽ giảm hoạt chất này và gây nên hiện tượng viêm loét ở dạ dày và tá tràng.
Nhiễm vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sống và phát triển bên trong dạ dày của con người, chúng có khả năng phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Chính vì khả năng ấy mà nó cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Stress, căng thẳng.
Những tình trạng như stress, căng thẳng,… sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương gặp phải những tình trạng như là thiếu máu lên não, tắt lưu lượng máu,… Những điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa ngưng trệ, ảnh hưởng đến sự co bóp và có thắt của dạ dày để tiêu hóa làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày gây viêm loét và khó tiêu cho người mắc bệnh.
Trên đây là một số những nguyên nhân gây bệnh đã được các chuyên gia đầu ngành chỉ ra. Những nguyên nhân này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo điều kiện thuận lợi để dẫn đến căn bệnh này.
Biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là sự tổn thương dạ dày ở bên trong, tuy nhiên nó vẫn có một số biểu hiện được thể hiện ra bên ngoài mà t có thể nhận biết được. Dưới đây là một số những biểu hiện của bệnh thường xuất hiện khi mắc bệnh.
Đau vùng thượng vị (nằm ở trên rốn).
Đây là một dấu hiệu có thể nói là luôn luôn xuất hiện ở người bệnh. Nó có thể đau từ mức khó chịu đến âm ỉ đau rồi đến đau dữ dội. Những người bệnh khác nhau sẽ có tính chất đau có thể có ít nhiều khác biệt tùy thuộc vào những thứ như là vị trí vết lở loét.
Khó tiêu, đầy hơi, ợ chua.
Khi mắc bệnh các bệnh nhân thường không cảm thấy thèm ăn và mệt mỏi bởi vùng bụng ở trên rốn có cảm giác căng tức bụng. Khi xuất hiện triệu chứng này sẽ gây khó chịu các vùng như là vùng ngực hay là vùng sau xương ức.
Buồn nôn, nôn.
Biểu hiện này là một trong số những biểu hiện thường thấy ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Người bệnh thường có những cảm giác buồn nôn, nôn. Nếu nôn ra được họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn tuy nhiên khi nôn có thể nôn ra máu hoặc là sau này khi đi đại tiện sẽ đi ra phân đen (có màu như là bã cà phê) vì ổ loét bên trong đã bị chảy máu. Mặc dù khi nôn ra sẽ dễ chịu nhưng nó sẽ gây hẹp môn vị – là đường để thức ăn đi xuống, điều này sẽ gây ứ đọng thức ăn ở dạ dày gây đau bụng âm ỉ.
Ảnh hưởng giấc ngủ.
Thường về đêm thì triệu chứng này sẽ xảy ra khiến cho giấc ngủ của các bệnh nhân bị gián đoạn, ngủ chập chờn hoặc thậm chí là khó ngủ và mất ngủ.Những điều này xảy ra là do bị đau bụng lúc đói vào nửa đêm gần sáng.
Mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Khi mắc bệnh thì người bệnh thường không có cảm giác thèm ăn dẫn đến chán ăn, sụt cân và mệt mỏi. Những điều này khiến cho người bệnh ngày càng mệt mỏi và thiếu sức sống gây hậu quả nghiêm trọng đó là suy nhược cơ thể.
Trên đây là một số những biểu hiện bệnh thường thấy ở người bệnh khi mắc, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở một số căn bệnh khác nhẹ hơn nên khiến rất nhiều người bị lầm tưởng là mình mắc viêm loét dạ dày tá tràng.Chính vì vậy khi gặp phải những triệu chứng này, thì bạn nên đi đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng có gây nguy hiểm không?
Đây là một loại bệnh tiêu hóa phổ biến và có thể chữa trị triệt để được nếu như được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều những trường hợp không kiểm soát được bệnh khiến nó chuyển sang giai đoạn mãn tính thậm chí là phát triển thành có biến chứng như sau:
Xuất huyết tiêu hóa.
Đây là biến chứng phổ biến nhất ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Loại biến chứng này xảy ra lúc mà vết lở loét đã bị ăn mòn một cách nghiêm trọng và gây ra sự vỡ tĩnh mạch và chảy máu. Khi bị xuất huyết tiêu hóa thì người bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài những dấu hiệu như là nôn liên tục và ra máu, chóng mặt và choáng váng,…. hoặc thậm chí là những biểu hiện như đau bụng dai dẳng, âm ỉ hay là đi đại tiện ra phân đen.
Hẹp môn vị.
Đây là tình trạng mà ổ viêm loét đã hình thành sẹo gây hẹp môn vị làm gián đoạn quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày đi xuống ruột non. Loại biến chứng này sẽ gây đau vùng thượng vị sau các bữa ăn thậm chí là gây sụt cân và suy nhược cơ thể.
Lủng dạ dày – tá tràng.
Tình trạng này là tình trạng mà dạ dày tá tràng đã bị ăn mòn hoàn toàn khiến cho bụng lúc này bị co cứng và đau vùng thượng vị dữ dội.
Phát triển thành ung thư.
Theo một số nghiên cứu đã ch biết có khoảng 5 – 10% trường hợp mắc viêm loét dạ dày tá tràng có thể phát triển thành ung thu. Hầu hết những trường hợp này thường là những người có những vết lở loét khá lớn và đã tiến triển trong thời gian dài (khoảng hơn 10 năm).
Những biến chứng này ảnh hưởng khá nhiều đến với đời sống hàng ngày của người bệnh. Chúng gây giảm chất lượng cuộc sống, suy nhược cơ thể thậm chí là giảm hiệu suất làm việc và học tập cử người bệnh. Hơn thế nó còn tăng áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh và tác động xấu đến các yếu tố tâm lý của người bệnh.
Phương pháp trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Chữa trị viêm loét dạ dày chính là làm lành vết loét, giảm cơn đau và đông thời là hạn chế tối đa các biến chứng và tái phát bệnh trở lại. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Sử dụng thuốc Tây.
Thường các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đều lựa chọn thuốc Tây là phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh. Tuy nhiên căn bệnh này khi sử dụng thuốc Tây cần nghe theo ý kiến của bác sĩ để có thể điều trị hiệu quả nhất giúp phục hồi và bảo vệ dạ dày bên cạnh đó là hỗ trợ ngừa các biến chứng phức tạp của bệnh.
Một số loại thuốc được dùng để điều trị bao gồm:
Thuốc bảo vệ niêm mạc thành dạ dày: Ulcar, Ducas, Sucrafar,…
Thuốc kháng axit: Phosphalugel, Gasterine, Maalox,….
Thuốc kháng sinh.
Đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Chúng giúp điều trị bệnh trong thời gian ngắn nhất và giúp bảo vệ dạ dày cùng với đó là hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị bằng thuốc Nam.
Từ xa xưa các vị thuốc Nam đã được sử dụng rất phổ biến để điều trị bệnh, chúng thường được sử dụng khi mà bệnh đã được kiểm soát. Phương pháp này chủ yếu được dùng để hỗ trợ và phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày mà thôi. Dưới đây là một số vị thuốc thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Nghệ vàng.
Bên trong nghệ vàng có chứa thành phần hoạt chất curcumin có hiệu quả trong việc kháng sinh, ức chế virus, chống oxy hóa và kháng viêm. Sử dụng nghệ vàng sẽ có thể hỗ trợ cho việc làm lành vết lở loét ở niêm mạc dạ dày.
Chè dây.
Chè dây có khả năng kháng khuẩn mạnh bên cạnh đó là khả năng ức chế bài tiết axit một cách tự nhiên. Ngoài ra, trong chè dây còn chứa thành phần chất flavonoid có khả năng phục hồi và tái tạo niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương.
Ngoài những vị thuốc này thì vẫn còn rất nhiều vị thuốc như là lô hội, gừng, cây dạ cẩm,… cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên các vị thuốc này đều chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng và liền các vết loét. Chính vì vậy, các vị thuốc này chỉ được sử dụng khi bệnh đã được chuyển biến tốt sang giai đoạn phục hồi và ổn định
Lời kết.
Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này. Bên cạnh đó mong rằng các bạn sẽ khắc phục hết các nguyên nhân gây bệnh bởi chúng là những nguyên nhân đế từ đời sống hàng ngày của các bạn. Như vậy bài viết này không chỉ giải đáp hết các thắc mắc mà còn cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích đến với các bạn. Những thông tin được đội ngũ OTV Hitech cung cấp ở đây chỉ mang tính chất tham khảo nên để biết chính xác thì hãy tham khảo những ý kiến của bác sĩ nhé.