Dù là một thành phần dưỡng chất thường hay xuất hiện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, song Saponin vẫn là hoạt chất ít được mọi người biết đến. Vậy Saponin là gì và vai trò của nó đối với sức khỏe con người ra sao? Hãy cùng OTV tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những thông tin về hoạt chất Saponin

Những Thông Tin Chung Về Hoạt Chất Saponin

Khái niệm Saponin

Saponin là gì? Saponin được biết đến là một glycosides có đặc tính tạo bọt bao gồm một aglycones polycyclic liên kết với một hay nhiều chuỗi đường. Phần aglycon, hay còn có tên gọi khác là Sapogenin, hoặc Saponin steroid (C27) hoặc một triterpene (C30). Khả năng tạo bọt của Saponin có được là do sự kết hợp giữa phần hòa tan trong nước (đường) và phần kỵ nước có khả năng hòa tan trong chất béo (Sapogenin).

Saponin là gì
Saponin là gì?

Trên thực tế, Saponin được tìm thấy chủ yếu trong các loại thảo mộc, rau, đậu và các loại thảo dược. Một số loại thực vật tiêu biểu chứa Saponin có thể kể đến như đậu Hà Lan, đậu nành và các loại thảo mộc có tính chất tạo bọt khác Đồng thời, Saponin cũng được tìm thấy nhiều trong những loại động vật thân mềm như Hải sâm, Sao biển… 

Tuy nhiên, ngoài những loại Saponin lành tính và mang đến nhiều công dụng cho con người, sẽ có những loại Saponin có chứa độc tố bên trong và được biết đến với tên gọi là Sapotoxin. 

Phân loại Saponin

Câu hỏi Saponin là gì đã được giải đáp ở trên, vậy trong Saponin sẽ có những gì? Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, ứng với mỗi hợp chất có trong Saponin sẽ là một hay nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại Saponin mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày:

Phân loại Saponin
Chúng ta thường gặp những loại Saponin nào?
  • Saponin Ro: Có khả năng phân giải rượu, từ đó chống tình trạng viêm gan, phục hồi gan bị hư tổn.
  • Saponin Rb1: Có khả năng làm dịu cơn đau, bảo vệ tế bào gan thông qua việc kiềm kế hệ thống thần kinh trung ương.
  • Saponin Rb2: Có khả năng ngăn ngừa và phòng chống bệnh tiểu đường, hạn chế và chống tình trạng gan xơ cứng, đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
  • Saponin Rc: Giúp tăng tốc độ tổng hợp protein và giảm cơn đau.
  • Saponin Rd: Giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
  • Saponin Re: Có khả năng bảo vệ gan, đồng thời tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
  • Saponin Rf: Giúp làm giảm cơn đau xuất hiện tại các tế bào não.
  • Saponin Rg1: Giúp tăng khả năng tập trung, hạn chế tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
  • Saponin Rg2: Giúp làm hạn chế quá trình gắn kết các tiểu cầu máu, đồng thời giúp quá trình phục hồi trí nhớ diễn ra tốt hơn.
  • Saponin Rg3: Giúp hạn chế quá trình chuyển giao ung thư, bảo vệ gan khỏi các tác nhân xấu.
  • Saponin Rh1: Có khả năng chống và hạn chế khối u, giúp bảo vệ gan và hạn chế quá trình gắn kết các tiểu cầu máu.
  • Saponin Rh2: Có khả năng hạn chế khối u và ung thư phát triển.

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện tương đối nhiều các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng chứa hoạt chất này. Tùy vào mỗi loại thảo dược và thảo mộc mà số lượng Saponin được phân bổ trong đó là khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần chọn cho mình loại thực phẩm và dược phẩm thích hợp dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng để các thành phần có trong Saponin có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.

Saponin Có Nên Được Sử Dụng Không?

Câu hỏi Saponins là gì và gồm những thành phần nào đã được giải đáp, vậy Saponin có nên được sử dụng không? Trên thực tế, Saponin được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. 

Chúng ta có thể tham khảo một số công dụng tuyệt vời của Saponin cho sức khỏe con người và vai trò của Saponin trong dược phẩm thông qua một số thông tin được đề cập dưới đây:

Công dụng của Saponin

Giảm lượng cholesterol trong máu

Giảm lượng cholesterol trong máu
Saponin giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu

Saponin liên kết chặt chẽ với cholesterol và muối mật có trong đường ruột, trong khi đó trong muối mật lại chứa các thành phần mixen nhỏ hơn giúp tạo điều kiện thuận lợi trong việc hấp thu dưỡng chất. Chính nhờ khả năng tái tạo và hấp thụ dưỡng chất đã đề cập ở trên, Saponin được biết đến với tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó hạn chế các bệnh liên quan đến tim và giảm khả năng đột quỵ.

Giảm nguy cơ ung thư

Giảm nguy cơ ung thư
Saponin giúp làm giảm nguy cơ ung thư

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng Saponin có khả năng chống tính ung thư và chống khả năng đột biến tế bào, từ đó làm giảm nguy cơ gây ung thư bằng cách ngăn hạn tế bào ung thư phát triển. Với đặc tính dễ phản ứng với các tế bào giàu cholesterol có trong các tế bào ung thư, hoạt chất Saponin sẽ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự tồn tại cũng như phát triển của các tế bào này.

Tăng cường hệ miễn dịch

Saponin hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Saponin hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài những công dụng trên, Saponin còn được biết đến như một hàng rào chắn có tác dụng bảo vệ cơ thể từ sâu bên trong và những tác nhân có hại xâm nhập từ bên ngoài. Trên thực tế, trong Saponin có chứa các hoạt chất có khả năng chống nhiễm trùng khi virus xâm nhập vào cơ thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh cũng như chống bệnh cũ tái phát.

Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa
Saponin được xem như một chất chống oxy hóa

Phần không đường có trong hoạt chất Saponin được hoạt động trực tiếp như một chất chống oxy hóa, do đó hoạt chất này sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch. Ngoài ra, Saponin còn có khả năng kích thích quá trình sản xuất collagen và tái tạo tế bào da –  hai yếu tố quan trọng trong quá trình ngăn ngừa lão hóa sớm, chính vì vậy, Saponin cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc da.

Giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Saponin giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng
Saponin giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Kết quả này đã được các nhà nghiên cứu chứng thực và xác minh. Điều này được giải thích là do cơ chế làm giảm mỡ máu do các loại axit mật được hấp thụ bởi Saponin. Bằng cách gắn các vi khuẩn trong ruột sản xuất acid mật thứ cấp từ các acid mật chính vào acid mật chính, Saponin sẽ làm giảm lượng acid mật thứ cấp do vi khuẩn đường ruột sản xuất, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột kết. 

Nói cách khác, nồng độ Saponin càng cao, tốc độ tăng trưởng và khả năng hoạt động của các tế bào ung thư càng giảm mạnh.

Vai trò của Saponin trong dược phẩm

Ngoài những công dụng đã được kể đến ở trên, Saponin còn có tác dụng long đờm nhờ là hoạt chất chính có trong các loại dược phẩm chứa các loại thảo dược quen thuộc như Viễn chí, Cam thảo, Thiên môn… Đồng thời, hoạt chất Saponin cũng có mặt nhiều trong các loại thực phẩm chức năng nhờ khả năng tăng cường trí lực và nâng cao tình trạng sức khỏe. 

Vai trò của Saponin trong dược phẩm
Saponin có vai trò như thế nào trong lĩnh vực dược phẩm?

Dược liệu chứa Saponin là Asiaticosid xuất hiện nhiều trong rau má cũng được các bác sĩ nghiên cứu và cho ra các sản phẩm thuốc chóng liền sẹo mổ, chữa bỏng, loét hay eczema. Một số loại Saponin thuộc Saponin steroid và triterpenoid còn có tác dụng kháng khuẩn, nấm và ức chế virus.

Ngoài ra, Saponin triterpenoid và steroid cũng được chế xuất thành các loại dược phẩm các tác dụng giúp hạ đường huyết, bảo vệ tĩnh mạch, thành mạch và ngăn ngừa huyết áp cao.

Với những khả năng trên, có thể thấy Saponin là một hoạt chất được con người sử dụng rất nhiều trong cả dược liệu và dược phẩm.

Kết Luận

Bài viết trên đã cung cấp giải đáp thắc mắc hoạt chất Saponin là gì và mang đến công dụng ra sao. Mong rằng thông qua những thông tin đã được đề cập ở trên, các bạn đã hiểu thêm về hoạt chất nghe còn mới lạ nhưng xuất hiện rất nhiều và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp các bạn trong những bài viết mới nhất của OTV nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo